Thứ Năm, 3 tháng 3, 2016

Cách hạn chế lỗi nhầm chân phanh và chân ga

Cách hạn chế lỗi nhầm chân phanh và chân ga


nham-chan-ga-5
Land Rover gây tai nạn do tài xế đạp nhầm chân phanh thành chân ga. (Ảnh minh họa: Người lao động)
Thời gian gần đây, nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra từ lỗi tài xế đạp nhầm chân phanh và chân ga. Một số cách dưới đây sẽ giúp khắc phục phần nào sự cố này.
1. Nguyên tắc chân không rời sàn
nham-chan-ga-1
Gót chân không rời sàn giúp thao tác linh hoạt hơn.
Đối với xe ô tô hộp số tự AT, tài xế cần chú ý một số chi tiết sau. Khi lái xe, người điều khiển cần chỉnh ghế lái và vị trí ngồi sao cho thoải mái nhất. Chân phanh và chân ga luôn nằm trong tầm đạp.
Đây là điều cần thiết để chân người lái điều khiển phanh/ga linh hoạt, tránh được trường hợp “tê cứng” khi xử lý tình huống bất ngờ.
Ngoài ra, với vị trí gót chân thẳng hàng với bàn đạp phanh, tài xế chỉ cần xoay cổ chân để sử dụng bàn đạp ga hoặc phanh.
Một nguyên tắc mà người lái xe ô tô cần chú ý là giữ vững gót chân không rời sàn xe, chỉ sử dụng chân phải để điều khiển ga và phanh. Với vị trí này, người lái chỉ sử dụng nửa bàn chân phía trước xoay qua, xoay lại giữa bàn đạp phanh và ga.
2. Nguyên tắc rời chân ga – rà chân phanh
nham-chan-ga-2
Rời chân ga – rà chân phanh nhằm tạo thói quen kiểm soát tốc độ xe.
Một nguyên tắc tránh nhầm chân ga, chân phanh mà lái xe cần nhớ là khi nhấc chân ra khỏi chân ga thì ngay lập tức cần chuyển sang chân phanh. Điều này sẽ giúp tạo thói quen, phản xạ kiểm soát tốc độ xe.
Nếu tập thành thói quen này, trong tình huống bất ngờ thì tài xế có thể phanh ngay lập tức thay vì tiếp tục nhấn ga.
3. Nguyên tắc số N hoặc P khi dừng đỗ xe
nham-chan-ga-3
Khi dừng đỗ, có nhiều trường hợp lái xe giữ nguyên hộp số ở D và đạp chân phanh. Trong trường hợp này, lái xe có thể sẽ quên và buông chân phanh. Thời điểm tiếp tục lái xe thì tài xế lại “cuống” và đạp vào chân ga khiến xe lao lên và xảy ra tai nạn.
Do đó, một nguyên tắc nữa mà tài xế cần chú ý là về số N hoặc P khi dừng đỗ.
4. Nguyên tắc kéo phanh tay khi đỗ xe
nham-chan-ga-4
Tạo thói quen kéo phanh tay khi đỗ xe.
Trên thực tế, có nhiều trường hợp xảy ra tai nạn khi tài xế dừng đỗ nhưng gặp “ảo giác” là xe đang trôi về phía sau do các xe khác đang chạy.
Trong trường hợp này, nhiều tài xế sẽ đạp ga để tiến lên. Để hạn chế tình trạng này, tài xế cần kéo phanh tay để chắc chắn rằng xe không bị trôi giúp việc xử lý chính xác hơn.
5. Đi giày nhẹ, đế mỏng
Việc đi giày dép có ảnh hưởng khá lớn đến việc điều khiển xe. Nếu bạn đi chân trần thì chân sẽ bị đau khi lái xe đường dài. Giày dép trơn lại dễ bị tuột. Ngoài ra, nếu giày và bốt có cổ dài thì cổ chân sẽ bị cứng.
Do đó, người lái xe nên đi giày nhẹ đế mỏng, hoặc dép có quai hậu (tránh tuột) khi điều khiển xe.
6. Bình tĩnh và tập trung khi lái xe
Đây là điều rất quan trọng đối với một người lái xe. Sự tập trung, bình tĩnh sẽ khiến việc kiểm soát xe chính xác hơn trong mọi tình huống.
(Sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét